My Instagram

Sau khi phẫu thuật cho chó nên chăm sóc thế nào?

Bạn có biết cách chăm sóc chó sau phẫu thuật? Cần lưu ý điều gì để chăm sóc chó sau phẫu thuật tốt nhất? Đây là câu hỏi hiện đang được nhiều độc giả của happypetsvietnam.com quan tâm.
Chính vì thế, chúng tôi gửi đến bạn bài viết này với hy vọng rằng có thể giúp bạn chăm sóc   bạn động vật của mình tốt hơn sau khi chúng được phẫu thuật. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Chú chó trung thành của bạn vừa loại bỏ một khối u, gãy xương, bó chân..., hãy để ý những biểu hiện của chúng để chữa trị, can thiệp kịp thời.

cham-soc-cho-sau-phau-thuat-1


Những lời khuyên về cách chăm sóc thú cưng sau phẫu thuật tiến sĩ chuyên nghiên cứu về thú y nổi tiếng người Pháp Claude Faivre đưa ra:

1. Liệu pháp sinh học



Bạn nên dùng các liệu pháp sinh học, trị liệu để giúp thú cưng nhanh chóng hồi phục. Để ít tốn kém hơn so với thuốc tây mà lại ít gây ra tác dụng phụ bạn nên dùng những thảo dược, vi chất dinh dưỡng. Ví dụ, để chống lại viêm nhiễm liên quan đến thần kinh và giúp cơ thể hồi phục tốt hơn, bạn có thể dùng hạt hoa cúc giã nhỏ cho thú cưng dùng khoảng 3 ngày trước khi phẫu thuật và 2 ngày sau đó. Bạn có thể hỏi thêm một số kinh nghiệm chăm sóc thú từ các bác sĩ thú y vừa phẫu thuật cho người bạn 4 chân.

2. Đảm bảo nhiệt độ



Sau khi phẫu thuật, cơ thể của chúng vẫn còn mệt mỏi vì thuốc gây mê. Đây là khoảng thời gian bạn cần quan tâm chú ý nhất. Không quá ve vuốt, ôm ấp mà hãy để chúng nằm yên tĩnh dưỡng, nên giữ ấm nhiệt độ vật nuôi trong khoảng từ 23 đến 26 độ trong 48 giờ đầu. Không để nhiệt độ thấp hơn vì đó sẽ là môi trường có lợi cho vi khuẩn. Không để chúng chạy nhiều ra ngoài, đặc biệt là khi vào trời lạnh. Nếu chúng không ăn gì, hãy để bên cạnh một bát nước đường và cho chúng uống để ngăn ngừa hạ thân nhiệt.

3. Cách ly động vật khác trong nhà

Quan sát đặc biệt thú cưng của bạn hai ngày sau khi các bác sĩ tiến hành một số thủ thuật. Lưu ý phản ứng của chúng, theo dõi cách ăn uống, hành động và cả giấc ngủ. Nếu có những loài động vật khác trong nhà, thời gian này nên cách ly để tránh chúng va chạm, cào cấu lẫn nhau khi cơ thể chưa kịp hồi phục. Hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y nếu phát hiện thú cưng của bạn ngủ li bì, bỏ ăn hoặc có những biểu hiện lạ như co rút người, sùi bọt mép...


Sưu tầm bởi: Cẩm Nang Thú Cưng

Không có nhận xét nào