My Instagram

Chăm Sóc Tai Cho Cún

Mặc dù cún yên có thể luôn đòi hỏi một đôi tai sạch sẽ, tuy nhiên, công việc chăm sóc này thực chất lại không đòi hỏi nhiều công sức lắm đâu. Cùng Blog Yêu Pet tìm hiểu một số cách thức chăm sóc tai cho cún yêu nhà bạn nhé!

Cấu trúc tai cún

Do cấu tạo cong và uốn lượn của đôi tai trong của cún nên ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm men rất dễ ẩn nấp và phát triển. Bên cạnh đó, các mảnh vỡ bị mắc lại sẽ khó thoát ra ngoài và có thể gây nhiễm trùng. Những chú cún hay dị ứng thường dễ bị tổn thương, nhất là những loài có đôi tai mềm ví dụ như giống chó xpanhơn Cocker, chó săn basset và chó xù.

Chăm sóc thường xuyên

Bạn nên thường xuyên kiểm tra tai của cún. Điều này cực kỳ quan trọng đối với những chú cún hay có quá nhiều ráy tai hoặc lông ở tai trong:

• Nếu tai trong của cún bị bẩn thì bạn hãy làm sạch bằng một nhúm bông thấm dầu khoáng, hydrogen peroxide hay một loại dung dịch được chế tạo đặc biệt cho mục đích này. Lớp da của tai trong rất nhạy cảm, vì vậy hãy để bác sỹ thú y xác định phương pháp làm sạch tai cún thích hợp.

• Tuy nhiên đừng làm sạch tai cún quá thường xuyên hoặc mạnh đến nỗi nó cảm thấy khó chịu, và không nên nhét bất kì vật gì vào tai cún.

• Còn nếu có lông mọc từ ống tai, bạn nên giành thời gian nhổ chúng ra để ngăn các đám rối hình thành. Tuy nhiên hãy thảo luận với bác sĩ thú y để biết liệu điều này có cần thiết cho cún hay không.

Tại sao tai của cún ướt?

Nếu bạn không cẩn thận, việc tắm rửa và bơi lội có thể khiến tai cún bị tấy và nhiễm trùng. Để chấm dứt tình trạng nay, bạn nên nhét bông vào tai cún trước khi tắm và lau khô tai cho cún ngay khi nó vừa vui chơi hay hoạt động dưới nước.

Nếu cún của bạn dễ bị nhiễm trùng tai, hãy thử nhỏ vài giọt dung dịch làm khô tai dành riêng cho chó. Dung dịch này sẽ giúp nước trong tai cún bốc hơi ra bên ngoài. Bạn có thể mua các dung dịch này tại các cửa hàng vật nuôi.

cham-soc-tai-cho-cun

Dấu hiệu nguy hiểm

Hãy liên hệ với bác sĩ thú y nếu bạn phát hiện ra tai của cún xuất hiện các triệu chứng dưới đây:

• Chảy mủ
• Có mùi hôi
• Tấy đỏ
• Sưng
• Da cứng
• Rụng lông

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý nếu tai của cún có sáp ong màu nâu hoặc đen và sáp ong khô, thẫm giống cặn cà phê thì thông thường, đó có thể là dấu hiệu của bọ ve. Chỉ có bác sĩ mới có thể đưa ra kết luận chính xác, vì vậy đừng chần chừ đưa cún yêu đi khám ngay, bạn nhé.

Sưu tầm bởi: Cẩm Nang Thú Cưng

Không có nhận xét nào